Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Cơ khí - Ô tô - Điện (Đào tạo trình độ Cao đẳng)

Ngày đăng: 24/04/2017 02:18

Cao đẳng , Trung cấp : Đào tạo theo phương thức tích lũy Môdun. Thời gian đào tạo có thể rút ngắn so với chương trình đào tạo, tùy thuộc vào khả năng và năng lực của người học.

  • Cao đẳng : 2 - 2,5 năm;
  • Trung cấp : 12 - 18 tháng;
  • Sơ cấp : 3 - 4,5 tháng;

TT

Ngành, nghề

Kiến thức/kỹ năng được trang bị

Vị trí việc làm

sau khi tốt nghiệp

II

Cơ khí – Ôtô – Điện

1

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

(Cao đẳng)

Có kiến thức nền tảng cơ bản phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề: Nắm rõ về các loại vật liệu cơ khí và vận hành thành thạo, an toàn các thiết bị, quy trình gia công cơ khí, thực hiện các công việc của CNKT Cơ khí; Sử dụng các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy; Phát hiện và sửa chữa các sai hỏng của máy, đồ gá và vật gia công; Lập chư­ơng trình gia công, vận hành và điều chỉnh các máy công cụ điều khiển số CNC, các thiết bị cơ khí; Có kỹ năng thiết lập, tổ chức và thực hiện các quy trình công nghệ gia công, sửa chữa, lắp ráp và chế tạo các chi tiết máy, các loại máy không quá phức tạp,   điều khiển sản xuất tự động…

Kỹ sư thực hành Công nghệ kỹ thuật cơ khí làm việc tại các vị trí: Cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm của nhà máy, cán bộ quan lý điều hành sản xuất hoặc qqtrực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí, phòng kiểm định chất lượng sản phẩm cơ khí sau khi gia công; Cán bộ kỹ thuật tổ chức vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng; tham gia giảng dạy lĩnh vực thực hành tại các cơ sở GDNN về lĩnh vực cơ khí.

2

Công nghệ ôtô

(Tổ chức đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề: Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của các hệ thống, bộ phận trên ôtô;  Thực hiện các công việc gia công bổ trợ như cắt gọt kim loại, hàn điện, hàn hơi, gò, sửa dụng cụ các thiết bị nghề nguội; Thiết kế và chế tạo được một số chi tiết động cơ, ôtô phục vụ công việc lắp ráp, sửa chữa…

Kỹ sư thực hành Công nghệ ôtô làm việc tại các cơ sở lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô; tại cơ sở nghiên cứu, chế tạo sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị, phân xưởng cơ-điện...; tại các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm thiết bị cơ khí; Các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí, ôtô, máy xây dựng trong và ngoài nước; các trạm đăng kiểm ôtô, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ôtô; tham gia giảng dạy lĩnh vực thực hành tại các cơ sở GDNN về lĩnh vực CNKT ôtô

3

Chế tạo thiết bị cơ khí (Cao đẳng)

Có kiến thức nền tảng cơ bản phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề: Lựa chọn đư­ợc các loại vật tư­, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo; Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề; Thực hiện được một số công việc trong tổ hợp lắp ghép, đóng gói, bàn giao sản phẩm kỹ thuật; Phát hiện và sửa chữa  đ­ược các sai hỏng thông th­ường của thiết bị, dụng cụ của nghề; Lập được chương trình và gia công trên máy CNC; Chế tạo được các loại chi tiết cơ khí thông dụng ứng dụng trong sửa chữa và thay thế của nghề; Thành thạo thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: Ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng.

Kỹ sư thực hành Chế tạo thiết bị cơ khí làm việc tại các vị trí: Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí; Tổ trưởng sản xuất; Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;  Trực tiếp gia công, chế tạo kết cấu, chi tiết bằng hàn, cắt; gia công, chế tạo chi tiết trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC;  Có khả năng tự tạo việc làm, tổ chức các cơ sở sản xuất  gia công, chế tạo ...

 

4

Điện công nghiệp và dân dụng (Tổ chức đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề: Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng công nghiệp, công trình dân dụng; lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện dân dụng; Lắp đặt, vận hành hệ thống điện trong các cơ sở sản xuất.

Kỹ sư thực hành Điện công nghiệp và dân dụng làm việc tại  các vị trí: Kỹ thuật viên, phụ trách các công việc liên quan đến phần điện tại các tổ vận hành trong xí nghiệp; quản lý, bảo trì và sửa chữa đường dây trong các công ty Điện lực; vận hành các trạm truyền tải và phân phối điện năng; tại các công ty xây lắp, bảo trì công trình điện... tham gia giảng dạy lĩnh vực thực hành tại các cơ sở GDNN về lĩnh vực điện, điều khiển và tự động hóa

5

Bảo trì và sửa chữa ôtô

(Tổ chức đào tạo trình độ Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản cần thiết phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề Bảo trì và sửa chữa ôtô và các nghề nghiệp; Giám sát, kiểm  tra các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số sửa chữa, lắp ráp; Thực hiện được các công việc trong công nghệ lắp ráp, bảo trì và sửa chữa ôtô-máy xây dựng; Sử dụng, vận hành thành thạo và an toàn các thiết bị đo kiểm tra; Có khả năng nghiên cứu cải tiến, phát triển trang thiết bị kỹ thuật và  tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành kỹ thuật viên công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ trung cấp về bảo trì và sửa chữa ôtô; có thể đảm nhận các công việc kỹ thuật tại các cơ sở lắp ráp, bảo trì và sửa chữa ôtô, các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí; Có khả năng tự tạo việc làm.

.

 

6

Hàn

(Tổ chức đào tạo trình độ Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản cần thiết phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề Hàn: Chế tạo được phôi hàn, Gá lắp được các kết hàn theo yêu cấu kỹ thuật; Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn, vận hành,  điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG); Đấu nối thiết bị hàn;  Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, Hàn được các mối hàn MAG/ MIG vị trí hàn 1F - 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Hàn được các mối hàn TIG cơ bản;  Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc  tại các công ty, doanh nghiệp có nghề hàn; Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí; tham gia giảng dạy lĩnh vực thực hành tại các cơ sở GDNN hoặc có khả năng tự tạo việc làm .

7

Cắt gọt kim loại

(Tổ chức đào tạo trình độ Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản cần thiết phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề Cắt gọt kim loại : Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật;  Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ cắt cầm tay; Có khả năng vận hành, điều chỉnh  máy gia công những công nghệ phức tạp (khi được thợ bậc cao hoặc cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy hướng dẫn phương pháp gia công) đạt yêu cầu kỹ thuật;  Phát hiện và sửa chữa  đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công; Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản;  Vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC)

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí; Trực tiếp gia công trên các máy công cụ phổ biến, thông dụng của nghề và máy phay CNC; Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; tham gia giảng dạy lĩnh vực thực hành tại các cơ sở GDNN hoặc có khả năng tự tạo việc làm .

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

Vận hành máy thi công nền (Tổ chức đào tạo trình độ Trung cấp, Sơ cấp)

Có kiến thức nền tảng cơ bản cần thiết phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề Vận hành máy; Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan trước khi thi công;  Vận hành được máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan đúng quy trình;  Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các máy thi công, máy xây dựng, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; xử lý được các tình huống trong quá trình vận hành, sửa chữa; Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công nền.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể Vận hành được các loại máy: máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan tại các công trường xây dựng, san lấp, công trình thủy điện, thủy lợi...; làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng; ....

 

Tin khác
Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

  • 60%
    77
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    103
Thống kê truy cập
Đang Online
12
Hôm nay
881
Trong tháng
17,785
Tổng truy cập
116,761,054