Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương V

Khoa Kinh tế - Vận tải

Phòng làm việc
Khoa Kinh tế vận tải
Điện thoại liên hệ
02363.774266
Email
khoakt@caodanggtvt2.edu.vn

Học nghề Logistics - Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp đầy triển vọng

1. Logistics là gì?

          Luật Thương mại năm 2005 quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

          Dưới góc độ quản trị, Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung- cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ.

          Hiểu một cách đơn giản nhất, ngành Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay, các hoạt động trong lĩnh vực Logistics bao gồm:

  1. Vận tải
    • Vận tải đường bộ
    • Vận tải đường biển và cảng biển
    • Vận tải đường sắt
    • Vận tải hàng không
  2. Dịch vụ kho bãi
  3. Giao nhận
  4. Dịch vụ hải quan

2. Cơ hội nghề nghiệp

           Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng to lớn về Logistics. Tiềm năng này xuất phát những lợi thế:

          Thứ nhất, trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do, mở ra cánh cửa giao thương ngày càng rộng lớn cho Việt Nam.

          Thứ hai, vị trí địa lý của Việt Nam thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á.

          Thứ ba, cơ sở hạ tầng logistics như kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không... đang không ngừng được cải thiện.

          Thứ tư, năng lực sản xuất, cung ứng của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng- Trung tâm dịch vụ vận tải biển hàng đầu của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên (nguồn: Internet)

          Đến nay, Việt Nam, hiện có khoảng 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics (nếu tình cả các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực Logistics, thì cả nước hiện có 296.469 DN), đóng góp 42 tỷ USD vào GDP, thu hút khoảng 2 triều người lao động. Với tốc độ phát triển nhanh và có quy mô như vậy, nên ngành đang thiếu khoảng 2 triệu người – một trong những lĩnh vực thiếu hụt nguồn nhân lực nhiều nhất hiện nay. Sự thiếu nguồn nhân lực càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Bộ Công thương, Báo cáo Logistics Việt Nam 2019).

          3. Chế độ đãi ngộ

          Theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2019 của Bộ Công Thương, mức lương của những người làm trong lĩnh vực Logistics hiện nay khá cao và không ngừng tăng lên theo từng năm do nguồn nhân lực Logistics đang thiếu trầm trọng. Những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp. Cũng theo báo cáo trên, mức lương trung bình của nhân lực Logistics năm 2019 ở vị trí nhân viên dao động từ 500 USD – 1.500 USD/tháng và cấp quản trị từ 800 - 5.000USD mỗi tháng. Ngoài tiền lương ra, người lao động còn nhận được các khoản đãi ngộ khác và cơ hội thăng tiến, phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

          4. Học tập ở đâu

          Theo thống kê của Bộ Công thương, tổng chỉ tiêu đào tạo của các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước năm 2019 là 6.090 người từ trình độ sơ cấp đến đại học. Trong đó, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V là một trong 3 cơ sở được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cấp phép đào tạo ngành Logistics trình độ cao đẳng tại khu vực Miền Trung-Tây nguyên.

          Trong quá trình đào tạo, SV được tham gia học tập thực tế tại các doanh nghiệp Logistics tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận.

Lễ bảo vệ tốt nghiệp ngành nghề Logistics trình độ Cao đẳng khóa 2017 (Ảnh: Khoa KT-VT)

          Năm 2020, khóa đào tạo đầu tiên ngành nghề Logistics trình độ Cao đẳng của Trường tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, đa số các em nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp.

          5. Chuẩn bị những gì để thành nhân viên Logistics thành công

          Logistics là lĩnh vực làm việc năng động, có thu nhập cao và có nhiều cơ hội để bạn trẻ khẳng định mình. Để trở thành nhân viên, nhà quản trị hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, người lao động phải được đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo uy tín. Ngoài ra, trong quá trình học tập, người học còn phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng quan trọng: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản trị thời gian, sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ phù hợp.

          Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V là một địa chỉ uy tín, chất lượng cho các bạn có đam mê hoặc mong muốn làm việc trong lĩnh vực Logistics đầy tiềm năng này.

          Hãy truy cập vào website: www.caodanggtvttw5.edu.vn để chúng tôi giúp bạn thực hiện ước mơ của mình./.

Nguyễn Văn Nam – Khoa Sư phạm GDNN

Tin khác
Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN NĂM 2022

  • 60%
    66
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    99
Thống kê truy cập
Đang Online
6
Hôm nay
3,054
Trong tháng
85,950
Tổng truy cập
116,252,327